Peer pressure là gì? Làm sao để vượt qua áp lực đồng trang lứa

Ở tuổi thanh thiếu niên, không ít người bị áp lực, hay mệt mỏi khi tự so sánh mình với bạn bè hoặc bị người khác mang ra so sánh với bạn bè hay thầy cô. 

Áp lực này không thể tự mất dần mà thậm chí nó còn tăng khi bạn trưởng thành, một số người sẽ cảm thấy rất nặng nề khi bạn bè thành công, có công việc hoặc cuộc sống tốt hơn mình. 

Điều này gọi là Peer pressure hay áp lực đồng trang lứa, có người rất stress và dẫn đến bệnh tâm lý. Tuy nhiên, nếu hiểu đúng về nó bạn có thể biến thành động lực để cố gắng hơn trong cuộc sống.

Hãy cùng GenZgiaingo hiểu đúng về Peer pressure là gì? Và làm sao để vượt qua áp lực đồng trang lứa trong bài viết dưới đây nhé. 

Peer pressure là gì?

Hiểu một cách đơn giản thì Peer pressure chính là áp lực đồng trang lứa. Đồng trang lứa có thể hiểu là bạn bè xung quanh hoặc hiểu rộng hơn trong trường hợp này thì nó cũng có thể là đồng nghiệp, người làm việc tương đương trong cùng một lĩnh vực. 

Khi bị áp lực đồng trang lứa, bạn sẽ luôn có cảm giác mình phải đạt được những điều giống như bạn bè đồng trang lứa để nhận được sự tôn trọng. 

Áp lực đồng trang lứa thường được đánh giá là tiêu cực tuy nhiên không phải lúc nào nó cũng mang lại những tác động xấu, mà có thể chuyển thành động lực để bạn cố gắng nhiều hơn. 

Cảm giác thua kém, đôi khi sẽ mang tính cạnh tranh giúp bạn có động lực hơn để vượt qua khiến bạn có sự thay đổi và tiến bộ hơn trong từng ngày. 

Tuy nhiên, nếu áp lực này quá lớn bạn không thể control có thể bạn sẽ bị rơi vào trạng thái tiêu cực như mặc cảm và tự ti về bản thân hay đố kỵ và ganh ghét người khác,….

Tại sao bạn gặp phải áp lực đồng trang lứa?

Có rất nhiều nguyên nhân từ suy nghĩ bên trong hay từ những tác động bên ngoài khiến bạn bận tâm đến thành tích của người khác. Một số nguyên nhân khiến bạn gặp phải áp lực đồng trang lứa như:

Nhu cầu ngày càng cao

Tháp nhu cầu của Maslow đã chỉ ra được 5 nhu cầu của con người, phần lớn những con người trong xã hội hiện nay đã được 3 nhu cầu cơ bản:

–  Physiological: Nhu cầu sinh lý (ăn uống, ngủ nghỉ,…).

– Safety: Nhu cầu được an toàn (bao gồm an toàn về thể chất, sức khoẻ).

– Love/Belonging: Nhu cầu xã hội (có gia đình hạnh phúc, bạn bè gần gũi thân thiết hay cụ thể là nhận được sự quan tâm và yêu thương từ gia đình bạn bè.

Sau khi đạt được những nhu cầu cơ bản, người ta sẽ có xu hướng mong muốn đạt được nhu cầu Esteem (nhu cầu được kính trọng) và Self- actualization (nhu cầu được thể hiện bản thân).

Đó là khi bạn được tôn trọng khi khẳng định được giá trị bản thân đối với những người xung quanh.  

Sự bùng nổ của mạng xã hội 

Không thể phủ nhận sự phát triển của mạng xã hội trong thời điểm hiện tại đã có những tác động tích cực đến sự phát triển của Gen Z

Tuy nhiên sự phát triển này cũng đã gây nên sự áp lực đồng trang lứa đối với thế hệ Gen Z nhiều hơn. 

Những hình ảnh đẹp đẽ, hình tượng đáng mơ ước từ những hình ảnh trên mạng xã hội đã khiến không ít người mang mình ra so sánh, làm cho loại áp lực này càng trở nên phổ biến. Vậy làm sao để vượt qua áp lực đồng trang lứa????

Cách để vượt qua Peer Pressure

Để vượt qua áp lực đồng trang lứa bạn nên vượt qua những rào cản của bạn thân, tập trung vào cuộc sống của bản thân và lập ra những nguyên tắc và đặt mục tiêu cụ thể để nâng cao giá trị của bạn thân. 

Trân trọng cảm xúc của bản thân

Mỗi người có một cuộc sống và những mục tiêu lý tưởng sống hoàn toàn khác nhau, chính vì thế những điều hữu ích cho cuộc sống của người khác không có nghĩa là nó cũng có giá trị với bạn hoặc là thứ mà bạn cần. 

Cho nên, bạn không cần thay đổi hoặc thực hiện những điều mà nó không mang đến những giá trị cho cuộc sống của bản thân bạn, hay nếu bạn không thực sự cảm thấy thoải mái cho điều đó. 

Cái mà bạn cần làm đó chính là hiểu rõ những giá trị của bản thân và những điều mà bạn thực sự cần. 

Hiểu rõ về điều kiện và giới hạn của bản thân 

Một nguyên nhân dẫn đến peer pressure nữa đó chính là lấy chuẩn mực của người khác để áp đặt vào chính bản thân mình. 

Trước khi đặt ra áp lực là bạn phải bằng người khác bạn nên suy nghĩ về giới hạn và điều kiện mà bản thân có. Vì họ có thể có một xuất phát điểm khác bạn, khi sinh ra họ đã ở “vạch đích”. 

Xác định rõ mục tiêu mà bản thân đặt ra, sau đó nỗ lực và đạt được nó, có thể chậm hơn lúc này nhưng thành công không được đo đạc dựa trên tiêu chuẩn là thời gian, miễn là bạn đang phấn đấu và vẫn cố gắng để đi đúng hướng. 

Tránh xa những tác động tiêu cực

Không ai có thể tác động đến quyết định của bạn nếu bạn kiên quyết từ chối, mọi quyết định đều không có đúng hay sai chỉ là nó có phù hợp với cuộc sống của bản thân bạn hay không.

Và hãy thôi làm theo những kỳ vọng của người khác, từ chối những thứ bạn không cần làm thay vì chạy theo và làm theo những thứ bạn nghĩ là làm vậy sẽ được thành công như họ. 

Cải thiện bản thân

Hãy có một thái độ tích cực với peer pressure, đó là cơ hội để bạn có thể nhìn ra những thiếu sót, và nhìn nhận đúng đắn về khả năng của chính mình. 

Không nên chỉ cảm thấy áp lực và tiếc nuối trước thành công của bạn bè đồng trang lứa, hãy cố gắng “nhìn nhận” và khám phá về khả năng của bản thân từ đó vượt qua những giới hạn, chinh phục và đạt được những thứ có giá trị thực sự cần thiết đối với mình. 

Tìm sự hỗ trợ của người thân

Dù mang đến những cảm xúc tiêu cực nhưng Peer Pressure thực sự không xấu, hãy dũng cảm để chia sẻ với những người mà bạn thực sự tin tưởng. Nếu đang gặp phải peer pressure đừng ngần ngại nhé. Có thể những cảm xúc đang cố tình giấu giếm sẽ làm tâm trạng của bạn down hơn. Chia sẻ với người thân để nhận được sự sẻ chia, quan tâm, an ủi và tìm ra giải pháp thích hợp nhất. 

Peer pressure không hề đáng sợ như bạn nghĩ, hiểu đúng về nó để có thể biến nó thành động lực để bản thân tốt lên từng ngày. Với những thông tin cung cấp trong bài viết hy vọng có thể giúp ích được cho bạn hiểu đúng hơn về Peer Pressure là gì? Và có những hướng giải quyết phù hợp khi bị áp lực đồng trang lứa nhé.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *