ODM và OEM là những thuật ngữ thường được dùng trong lĩnh vực thiết kế hay sản xuất công nghiệp. Vậy ODM là gì? OEM là gì? cùng tìm hiểu sự khác nhau giữa OEM và ODM trong bài viết dưới đây với GenZgiaingo nhé.
ODM là gì?
Theo tìm hiểu của GenZgiaingo thì ODM chính là từ viết tắt của Original Design Manufacturer (Nhà sản xuất dựa trên thiết kế gốc) hay nói cách khác thì ODM chính là khái niệm dùng để chỉ những công ty hay xưởng sản xuất chuyên nhận sản xuất sản phẩm theo yêu cầu của khách hàng.
Nếu đang gặp những khó khăn trong vấn đề sản xuất biến ý tưởng thành sản phẩm thực tế thì các công ty ODM biến những ý tưởng thành một thiết kế hoàn hảo.
Thông thường một công ty ODM sẽ có nhiều đối tác và đóng vai trò quan trọng trong quá trình sản xuất.
ODM là gì trong dệt may?
Trong dệt may, ODM là nơi ra mẫu, đảm nhận vai trò hoàn thiện mẫu và giao sản phẩm đến shop, các cửa hàng và đơn vị đặt may.
Khách đặt đơn hàng ODM có thể sử dụng mẫu có sẵn của ODM đã thiết kế hoặc yêu cầu đơn vị ODM (đơn vị sản xuất – xưởng may) thiết kế sản phẩm.
Sự khác nhau của giữa OEM và ODM
ODM là những đơn vị chuyên sản xuất dựa trên đơn đặt hàng, yêu cầu dựa trên mẫu gốc của đơn vị đặt hàng. Còn OEM được biết là từ viết tắt của Original Equipment Manufacturer là nhà sản xuất thiết bị gốc, những doanh nghiệp, đối tác sản xuất, gia công, lắp ráp sản phẩm dựa trên đơn đặt hàng của thương hiệu khác.
Điểm khác biệt rõ rệt nhất bạn có thể nhận biết giữa công ty ODM và OEM đó chính là công ty OEM có tham gia vào quá trình sản xuất trực tiếp, thiết kế gốc còn ODM chỉ đơn thuần thiết kế, sản xuất theo yêu cầu, không tham gia vào quá trình tham vấn sản phẩm, thiết kế gốc (hay nói cách khác ODM chính là những đơn vị nhận gia công sản phẩm).
Ngoài ra, đặc điểm khác biệt rất rõ của những công ty ODM đó chính là những công ty này chỉ đăng hình sản phẩm, không đảm nhiệm việc đăng hướng dẫn mua và đặt hàng.
Để thu hút được khách hàng, những công ty ODM thường mua lại những nguyên mẫu nhằm mục đích minh họa lại trình độ kỹ thuật hay chủng loại sản phẩm mà họ có thể thực hiện.
Đặc điểm của những loại hình công ty ODM, OBM và OEM
Đối với những loại hình công ty ODM, OEM, OBM đều mang những ưu điểm và nhược điểm riêng.
Ưu điểm của công ty ODM, OBM và OEM
Đầu tư vào những loại hình ODM, OBM, OEM đều mang lại những lợi ích thế riêng:
- Giúp doanh nghiệp tạo ra sản phẩm một cách hiệu quả hơn
- Dù không có cơ sở sản xuất các công ty vẫn có thể kinh doanh sản phẩm dựa trên sự hợp tác với những công ty khác.
- Loại hình OBM, ODM, OEM giúp công ty quảng bá thương hiệu của mình
- Tiết kiệm được chi phí sản xuất và thiết kế thay vì phải thuê công ty dịch vụ
Hạn chế của các loại hình công ty OBM, ODM, OEM
Đối với người tiêu dùng
Người tiêu dùng rất dễ lầm tưởng chất lượng sản phẩm gắn liền với uy tín của công ty.
Đôi khi người tiêu dùng sẽ bị mất lòng tin và cảm thấy bị lợi dụng bởi không phải lúc nào sản phẩm cũng là do công ty trực tiếp sản xuất.
Đối với OBM
Việc thuê sản xuất hoặc đơn vị khác thiết kế sản phẩm, OBM sẽ có thể gặp một số rủi ro như:
- Hợp đồng không rõ ràng, công ty sẽ bị thiệt hại về sản phẩm hoặc giảm sút uy tín, có thể tạo điều kiện để bên thuê phát triển dựa trên uy tín của chính mình
- Doanh nghiệp có thể bị quay lưng nếu khách hàng phát hiện ra sự thật
Đối với ODM/OEM
Bất kỳ một công ty nào cũng muốn tự sản xuất và bán sản phẩm trên chính công thức và trí tuệ của mình. Khi OEM, ODM hợp tác với những thương hiệu gốc OBM sẽ làm tăng chi phí từ đó làm giảm lợi nhuận.
ODM là gì, OEM là gì? Điểm khác nhau giữa OEM và ODM cùng với những thông tin liên quan vừa được Genzgiaingo trong bài viết. Theo dõi chúng mình để biết thêm những thông tin, thuật ngữ đang được gen Z quan tâm nhé.